Hiển thị các bài đăng có nhãn Viễn tưởng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viễn tưởng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 18  - Tháng 3/2010



Việt Nam trong thế giới
của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21

Nguyễn Trung
Hà Nội

Như tựa của nó, bài viết này chỉ nêu lên những vấn đề chính Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Với suy nghĩ cho rằng cần làm rõ được những vấn đề đặt ra trước khi suy nghĩ về các giải pháp, bài này không đề cập tới, mà xin dành việc bàn về các giải pháp cho các dịp khác. Với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình, người viết bài này đưa ra cách nhìn riêng về một số vấn đề, để ai quan tâm thì tham khảo. Vì hiểu biết và điều kiện làm việc rất giới hạn, những ý kiến trong bài chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong được bổ khuyết. 

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 19  - Tháng 7/2010




Góp ý kiến Đại hội XI
Trách nhiệm lịch sử*
Nguyễn Trung
Hà Nội
Kính dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long

              I.  Tình hình đã chín muồi
             II.  Bàn thêm về chữ “nếu
            IV. Trách nhiệm lịch sử.
               Tài liệu tham khảo 
*Bài này nên đọc cùng với bài “Việt Nam trong thế giới thập kỷ thứ hai thế kỷ 21” Thời Đại Mới, số 18, tháng 3/2010

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013


Viễn tưởng

Nguyễn Trung



Lời nói đầu

Trong khi viết bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài trong giai đoạn hiện nay (Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011), như một tất yếu khách quan, tôi đụng chạm phải nhiều vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh đất nước đang đứng trước ngã ba đường, hoặc là.., hay sẽ là…. Ngay lập tức tôi bị thôi thúc: Phải nói suy nghĩ của mình về những câu hỏi tự mình đặt ra trong bài viết này. Lẽ đơn giản tôi không được phép chỉ đóng vai “người bình luận”.  

Tôi dự định sẽ tìm cách trình bày tập trung những suy nghĩ của mình liên quan đến những câu hỏi đề ra vào 3 bài viết tiếp theo:
  • “Đất nước đang đứng trước bước ngoặt bất khả kháng như một định mệnh”
  • “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước”
  • “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất”
Với tất cả nỗ lực, tôi cố bám sát thực tế nghiệt ngã, chỉ để tìm ra những khả năng khả thi tối thiểu có thể có trong tình hình hiện nay cho việc giải quyết một số vấn đề hệ trọng đất nước. Tuy nhiên với nhiều lý do xác đáng, sẽ có những câu hỏi khó hoặc đến nay tôi chưa thể trả lời được. Vì những lẽ này, cả ba bài dự định viết này sẽ có cái tựa đề chung là Viễn tưởng.

Sự thôi thúc trong thâm tâm khiến tôi bỏ qua mọi hạn chế và ngần ngại của bản thân, liều lĩnh viết ra 3 bài viết này với hy vọng sẽ nhận được sự trao đổi rộng rãi trong dư luận.

Tất cả vì tổ quốc yêu dấu của chúng ta.


Bài 1

Đất nước đang đứng trước bước ngoặt mới
bất khả kháng như một định mệnh

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013


Viễn tưởng
Nguyễn Trung

Bài 2 
Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước
Hay là ảo tưởng?


I. Ảo Tưởng?

I.1. Nỗi niềm
          Những ý nghĩ thôi thúc tôi viết Bài 2 đơn thuần là nỗi day dứt về sự yếu kém hiện hữu kéo dài của đất nước và mong ước bằng cách nào đó nước ta sẽ thay đổi được, để trên đất nước ta là cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, và trên thế giới là một Việt Nam không thua em kém chị trong mối quan hệ cộng đồng quốc tế.
          Trước hết xin nói rõ thế này: Lâu nay tôi vốn dị ứng với bất kỳ một hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nào ở nước ta có tên gọi “phong trào”. Đơn giản vì trong thực hiện chỉ thấy nó có bề nổi, ít giá trị thiết thực và không bền. Tôi cũng nghĩ rằng sau 35 năm xây dựng đất nước kể từ khi giành được thống nhất và 25 năm sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, chẳng lẽ bây giờ lại nghĩ phải nghĩ đến một cái gì đó mang tính phong trào?- nhất là một phong trào mang tính duy tân đất nước?!.. Song ngẫm nghĩ mãi, tôi thấy đất nước ta trong quá trình phát triển vừa qua của mình, bên cạnh cái được, cái tha hóa đang lấn lướt trên nhiều mặt và có hệ thống, lại trong một bối cảnh thế giới quyết liệt hiện nay. Tình hình trở nên nguy hiểm đến mức đòi hỏi phải có sự thay đổi toàn diện và triệt để - như đã trình bày trong Bài 1 và một số bài khác tôi viết trước đó. Những trở lực phải vượt qua lớn quá, rất đa dạng, trên mọi bình diện của đất nước. Nếu như giờ đây không dấy lên được trong cả nước và trong toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam ta một phong trào thay đổi triệt để đất nước, chẳng những sẽ khó giành được những thắng lợi mới trên chặng đường tới, mà còn có nguy cơ đất nước bị tụt hậu nữa, sẽ tích tụ thêm đủ mọi thứ nguy hiểm và ngày càng bị uy hiếp. Còn chờ nước đến chân mới đem mọi chuyện ra bàn, liệu lúc ấy có bàn được không?

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013


Viễn tưởng
Nguyễn Trung

Lời nói đầu
Trong khi viết bài “Việt Nam và vấn đề sử dụng người tài trong giai đoạn hiện nay (Thời Đại Mới – số 22, tháng 8 – 2011), như một tất yếu khách quan, tôi đụng chạm phải nhiều vấn đề nóng bỏng trong bối cảnh đất nước đang đứng trước ngã ba đường, hoặc là.., hay sẽ là…. Ngay lập tức tôi bị thôi thúc: Phải nói suy nghĩ của mình về những câu hỏi tự mình đặt ra trong bài viết này. Lẽ đơn giản tôi không được phép chỉ đóng vai “người bình luận”.   
Tôi dự định sẽ tìm cách trình bày tập trung những suy nghĩ của mình liên quan đến những câu hỏi đề ra vào 3 bài viết tiếp theo:
  • “Đất nước đang đứng trước bước ngoặt bất khả kháng như một định mệnh”
  • “Suy nghĩ về sự nghiệp duy tân đất nước”
  • “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai trò lãnh đạo bị đánh mất”
Với tất cả nỗ lực, tôi cố bám sát thực tế nghiệt ngã, chỉ để tìm ra những khả năng khả thi tối thiểu có thể có trong tình hình hiện nay cho việc giải quyết một số vấn đề hệ trọng đất nước. Tuy nhiên với nhiều lý do xác đáng, sẽ có những câu hỏi khó hoặc đến nay tôi chưa thể trả lời được. Vì những lẽ này, cả ba bài dự định viết này sẽ có cái tựa đề chung là Viễn tưởng.  
Sự thôi thúc trong thâm tâm khiến tôi bỏ qua mọi hạn chế và ngần ngại của bản thân, liều lĩnh viết ra 3 bài viết này với hy vọng sẽ nhận được sự trao đổi rộng rãi trong dư luận. 
Tất cả vì tổ quốc yêu dấu của chúng ta.


 Bài 3


Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại
vai trò lãnh đạo bị đánh mất -
 
hay là 
Hoang tưởng?


Đặt vấn đề

          Hy vọng các bài về “vấn đề hiền tài”, Bài 1 và Bài 2 đã ít nhiều: (1) phác họa ra được bước ngoặt quyết liệt phía trước đất nước ta đang phải đối mặt, (2) phân tích đòi hỏi bất khả kháng là phải thông qua cuộc cải cách sâu rộng, triệt để thể chế chính trị, kinh tế, và đổi mới toàn diện đời sống văn hóa, xã hội của đất nước,  (3) đặt vấn đề trên cơ sở kế thừa sáng tạo những thành tựu đã giành được và vận dụng mọi thành quả của văn minh nhân loại tìm đường đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới để tồn tại và có chỗ đứng xứng đáng trong cục diện thế giới quyết liệt này nay.  
          Điểm (3) nêu trên đồng thời phản ánh niềm tin của người viết là: Thông qua con đường cải cách phòng ngừa không để cho bất khả kháng xảy ra đổ vỡ theo kiểu “cách mạng của các mùa hoa” như ở châu Phi, thực hiện sự kế thừa sáng tạo cho phát triển, thường xuyên thúc đẩy sự tiến hoá (evolution) về mọi mặt, đưa đất nước đi vào con đường trở thành nước phát triển.  

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Nhìn lại, năm 2007 nước ta đứng trước ngã 3 đường, hoặc là thay đổi triệt để để bước vào con đường của dân chủ văn minh và cùng tiến bước với nhân loại tiến bộ, hoặc là chấp nhận bất lực trước ranh giới cuối cùng của phương thức phát triển theo chiều rộng để  tiếp tục bị động chìm sâu trong khủng hoảng toàn diện với những thách thức khôn lường. Rất tiếc là cảnh báo về ngã 3 đường này đã bị những người nắm trong tay vận mệnh đất nước - cụ thể ở đây là những người nắm quyền lực trong ĐCSVN - bỏ ngoài tai. Cái giá đất nước phải trả về kinh tế, đối nội và đối ngoại trong suốt những năm từ 2007 đến nay cho thấy rõ điều này. Vì vậy nên tham khảo bài này khi đọc "Viễn tưởng" (các bài 1, 2 và 3). Xin lưu ý bạn đọc. Nguyễn Trung./.

Đã đăng trên tạp chí Tia Sáng 12-2007 và 1-2008,
Vietnam Net 1-2008

Ngã ba 2007[1]
Nguyễn Trung

Năm 2007 có nhiều điểm rất đáng ghi nhớ đối với nước ta.
Nổi bật nhất có lẽ là mọi yếu tố phát triển bên trong sau 22 năm đổi mới của đất nước, những thành tựu mọi mặt đối nội và đối ngoại giành được, và những yếu tố do sự vận động của  tình hình thế giới và khu vực tác động từ bên ngoài vào nước ta – tất cả hợp thành một tình thế đặt ra yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết: Việt Nam phải vươn lên chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới.