Hiển thị các bài đăng có nhãn Bản thảo sách: Về kinh tế trí thức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bản thảo sách: Về kinh tế trí thức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

Về kinh tế tri thức - Những vấn đề và sự lựa chọn

Về kinh tế tri thức
Những vấn đề và sự lựa chọn


Nguyên Nguyên

Tặng các cháu Minh Bông
và các thành viên thế hệ trẻ



Đặt vấn đề


          Kinh tế tri thức, nói một cách thật đơn giản, đó là kinh tế của sự hiểu biết.

Song từ cổ chí kim có nền kinh tế nào không đòi hỏi phải có sự hiểu biết? Bản thân sự ra đời một khái niệm mới, ở đây là kinh tế tri thức, hẳn phải có nguyên do của nó, sẽ được lý giải dần dần trong toàn bộ cuốn sách này. Còn một tên gọi được dùng đến nhiều hơn, có lẽ cũng chuẩn xác hơn, song hơi dài, đó là Kinh tế dựa vào tri thức.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Sách tham khảo

Về kinh tế trí thức
***
         
Lời phi lộ

Khoảng cuối năm 2000 chúng tôi được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia (NXB), Hà Nội, mời viết đôi điều suy nghĩ về kinh tế trí thức và liên hệ với Việt Nam. Chúng tôi lựa chọn các bài viết của mình đã trình bầy trong một số cuộc hội thảo trong nước về đề tài này biên soạn lại thành một cuốn sách nhỏ. Đầu năm 2001 bản thảo hoàn thành và đã gửi đến NXB, kèm theo cả “lời giới thiệu của Nhà xuất bản” mà chúng tôi được NXB yêu cầu chúng tôi soạn ra. NXB nói làm như thế cho tiện việc.

          Mọi việc đều xong xuôi, bản thảo đã gửi đến NXB, nhưng có lẽ vì không đủ tiêu chuẩn nào đó nên không được xuất bản.

          Hơn một thập kỷ đã trôi qua, nhiều cách nhìn và ý tứ trong bản thảo đã trở nên lạc hậu và cũ kỹ. Song bản thảo có nhiều thông tin còn dùng được, nêu ra được không ít những vấn đề lớn của đất nước có liên quan đến phát triển kinh tế trí thức ở nước ta nhưng đến hôm nay vẫn còn nằm nguyên vẹn trong các file lưu giữ của máy tính. Vì lý do này, nhân dịp lưu lại trên blog, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Nguyễn Trung
Hà nội tháng 12 – 2013


Dưới đây là toàn văn bản thảo


Lời Nhà xuất bản


          Sự xuất hiện của kinh tế tri thức, trước hết với tính chất là một biểu hiện mới của phát triển lực lượng sản xuất trong kinh tế thế giới, đang tác động ngày càng mạnh vào mỗi quốc gia và vào quá trình toàn cầu hoá. Làm chủ được sự vận động này để xử lý có hiệu quả những thách thức mới và để có thể tranh thủ được những cơ hội mới - đấy là đòi hỏi bức thiết tự thân sự phát triển và vận động của kinh tế thế giới đề ra cho mỗi quốc gia trên hành tinh này. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đề ra nhiệm vụ: “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.”ª

          Tuy nhiên, nhìn nhận kinh tế tri thức trước hết là một bước phát triển mới của lực lượng sản xuất - với đặc trưng là khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đang là một vấn đề thời sự. Một mặt vì bản thân sự vật đang trong quá trình vận động, mặt khác vì nhận thức như thế nào thì cách ứng xử sẽ như thế nấy, liên quan mật thiết đến quyết sách và hành động của đất nước ta.

          Góp phần tìm hiểu bước phát triển mới này của lực lượng sản xuất, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia trân trọng giới thiệu với bạn đọc
-         Kinh tế tri thức, những vấn đề và sự lựa chọn” của Nguyên Nguyên (Nguyễn Trung), nguyên đại sứ nước ta tại Thái Lan.
-         Kinh tế tri thức và con đường hội nhập của Việt Nam” của G.s. tiến sỹ Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà Nội. Và
-         Nền kinh tế mới toàn cầu hoá - cơ hội và thử thách đối với các nước đang phát triển” của tiến sỹ Trần Quốc Hùng, hiện nay là Giám đốc điều hành về nghiên cứu kinh tế và thị trường tài chính thế giới của Rabobank International, London.

          Ba tác giả nói trên làm việc và nghiên cứu trong các môi trường khác nhau. Những vấn đề được trình bày và những suy nghĩ riêng của ba tác giả được in chung trong cuốn sách này về kinh tế tri thức đưa ra những gợi ý rất đáng tham khảo. Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia rất mong những ý kiến thảo luận, đóng góp, bổ khuyết của bạn đọc.
         
                                                          Tháng 7 năm 2001
                                                          Nhà xuất bản Chính trị quốc gia







ª Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Dậi hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2001, tr. 25.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Về kinh tế trí thức

Về kinh tế tri thức
Những vấn đề và sự lựa chọn


Nguyên Nguyên

Tặng các cháu Minh Bông
và các thành viên thế hệ trẻ



Đặt vấn đề


          Kinh tế tri thức, nói một cách thật đơn giản, đó là kinh tế của sự hiểu biết.

Song từ cổ chí kim có nền kinh tế nào không đòi hỏi phải có sự hiểu biết? Bản thân sự ra đời một khái niệm mới, ở đây là kinh tế tri thức, hẳn phải có nguyên do của nó, sẽ được lý giải dần dần trong toàn bộ cuốn sách này. Còn một tên gọi được dùng đến nhiều hơn, có lẽ cũng chuẩn xác hơn, song hơi dài, đó là Kinh tế dựa vào tri thức.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Về kinh tế trí thức

II.  Tìm hiểu thái độ ứng  xử của một số nước


1. Thế giới của chúng ta người ngày càng khôn, của càng khó

Đã có nhiều sách, tài liệu nghiên cứu dự báo xu thế phát triển của thế giới trong cả thế kỷ 21, trong nửa đầu của thế kỷ này, trong một vài thập kỷ tới.

 Nhìn trung hạn cho vài ba thập kỷ tới, có thể điểm xuyết một số nét chính liên quan đến chủ đề kinh tế tri thức chúng ta đang bàn.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Về kinh tế trí thức




Kinh tế tri thức và con đường hội nhập
của chúng ta


Phan Đình Diệu
Đại học Quốc gia Hà nội

                       
           
Sinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: “Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến  đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó[1]. Quả thực, mấy chục năm qua, dưới tác động của những tiến bộ vũ bão của khoa học và công nghệ, mà nổi bật là công nghệ thông tin, môi trường kinh tế và xã hội đang có những biến đổi căn bản, đang chuyển biến tới một môi trường kinh tế và xã hội về cơ bản là mới, mà ta bắt đầu gọi là kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Con người tạo ra môi trường đó, nhưng rồi đến lượt mình, chính sự phát triển khách quan của môi trường đó, với tất cả tính phức tạp, bất định và thường xuyên biến động của mình, lại đòi hỏi con người phải tự biến đổi để có được cách nhìn mới, cách nghĩ mới, nhiều năng lực trí tuệ mới khác về chất so với các năng lực cũ, nhằm giúp mình thích nghi với môi trường mới, có khả năng hành động linh hoạt trong cái phức tạp, bất định và thường xuyên biến động đó của môi trường mới.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Nền kinh tế mới toàn cầu hoá
Cơ hội và thử thách đối với các nước đang phát triển

Trần Quốc Hùng
5/2000

I - Giới thiệu

Nền kinh tế toàn cầu (KKTC) cơ bản có nghĩa là tự do mậu dịch và tự do được diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nói một cách chi tiết hơn, tiến trình tiết kiệm, đầu tư, sản xuất, phân phối và tiêu thụ diễn ra trên phạm vi toàn cầu, vượt ra biên giới quốc gia. Trong khoảng thời gian 40 năm trước Thế Chiến I, nền kinh tế thế giới tương đối tự do, ít kiểm soát, di dân cũng dễ dàng. Lượng thương mại và đầu tư thế giới cao so với GDP lúc ấy.
Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá trên GDP của toàn thế giới là 6% trong năm 1890; 9% trong năm 1913 so với 10% trong năm 1970 và 13% trong năm 1990. Tỷ lệ khối đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trên GDP là 18.6% trong năm 1900 so với 17.7% năm 1980 và 56.8% trong năm 1995. Nói chung nền kinh tế thế giới lúc bấy giờ mang nhiều nét tiêu biểu cho khái niệm KTTC. Yếu tố làm KTTC cuối thế kỷ 20/ đầu thế kỷ 21 khác về lượng và phẩm đối với KTTC cuối thế kỷ 19, cũng như giúp phát huy hết tiềm năng của khái niệm này, là sự tiến bộ vượt bực và sử dụng phổ biến công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là Internet; công nghệ viễn thông (CNVT); và nói chung trong lãnh vực giao thông vận tải. CNTT tăng khả năng và giảm thời gian trong việc tính toán và xử lý dữ liệu; vì thế nó giúp giảm giá thành trong các hoạt động kinh tế. Khi mạng Internet được nối trên khắp thế giới, thành mạng toàn cầu (World Wide We:WWW), nó đã thay đổi cách tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của chúng. Hiện nay, với những tiến bộ về mọi mặt, CNTT/Internet và CNVT đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ và kỹ nghệ mới, cũng như đã thu nhỏ quả đất lại và thay đổi dần nếp sống, nếp nghĩ cũng như cách làm việc và giải trí của xã hội. Nó tăng sự cạnh tranh và tính trong suốt (transparency) của nền kinh tế; giúp quá trình khám phá giá được nhanh chóng và hữu hiệu hơn; giảm giá thực hiện dịch vụ (transaction cost – còn gọi là chi phí cơ hội). Nền kinh tế mới toàn cầu hoá (TCH) ngày càng được thể hiện rõ nét, và đã trở thành nhân tố tích cực nhất để cải cách nền kinh tế cũ.