Hiển thị các bài đăng có nhãn Archive - Hiến pháp 1992. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Archive - Hiến pháp 1992. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Hội nghị Trung ương 4 – sự kiện Đoàn Văn Vươn
và  vấn đề sửa đổi Hiến pháp

Nguyễn Trung


Lời nói đầu:
3 vấn đề lớn nêu trong tựa đề của bài viết này liên quan mật thiết với nhau và đều cấp bách. Song đề cập cả 3 vấn đề này trong một bài viết là việc khó và quá lớn, do đó dưới đây chỉ xin nêu ra một số ý kiến sơ khởi ban đầu.



1


          Hội nghị Trung ương 4 đã dành sự quan tâm lớn cho những vấn đề nóng bỏng nhất về phẩm chất và năng lực của Đảng, quyết định ban hành nghị quyết  "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Bế mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo những yếu kém của Đảng[1] thách thức sự tồn vong của Đảng và chế độ chính trị.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Hà Nội, 04-04-2013

Vụ án Đoàn Văn Vươn -
một thách thức hay một cơ may đối với việc
sửa đổi Hiến pháp đang tiến hành?

Nguyễn Trung

                Sự vận động tạm nói là ngẫu nhiên của thời gian vô hình trung làm cho vụ án Đoàn Văn Vươn đang được xét xử ở Hải Phòng trở thành một cái “test” – nói theo y học là một “sinh thiết” – cho việc xem xét thực chất việc sửa đổi Hiến pháp đang tiến hành.
Tham luận  của Nguyễn Trung
tại Hội thảo về sửa đổi Hiến pháp
do Hôi Khoa học Kinh tế tổ chức ngày  02-03-2013


I. Về Dự thảo sửa đổi

          (1)Dự thảo sửa đổi HP (gọi tắt là Dự thảo) cho thấy hầu như toàn bộ 140 điều của HP cũ đều được sửa đổi, chưa kể bổ sung thêm một số điều mới. Vì thế dự thảo trở thành một bản HP bị sửa nát, chắp vá, quá dài, quá chi tiết, còn nhiều chỗ mâu thuẫn nhau về nội dung; nhiều chỗ lẫn lộn giữa lập pháp và hành pháp, riêng về tư pháp thì hoàn toàn không rõ. Lời văn của dự thảo còn nhiều chỗ viết như nghị quyết. Cho dù giữ nguyện tinh thần của dự thảo, chỉ cần mời một nhóm luật sư có am hiểu về viết HP ngồi phân tích tỷ mỷ, có thể phát hiện hàng trăm chỗ trong Dự thảo cần được sửa về nội dung và lời văn, phải mất ít nhất vài tháng mới xong... Dự thảo rối rắm hơn bản HP cũ và về cơ bản không vượt qua được HP cũ, thậm chí có chỗ thụt lùi.
Hà Nội 15-01-2013
Đảng – Nhà nước – Hiến pháp
Vài suy nghĩ về sửa đổi Hiến pháp 1992
Nguyễn Trung

I
Đảng và Nhà nước
          Trong thực tiễn đời sống của hệ thống chính trị nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kể từ khi Việt Nam là một quốc gia độc lập thống nhất cho thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam – với đòi hỏi tự đặt cho mình là phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng – đã và đang là người nắm quyền lực toàn diện và tuyệt đối mang tính độc quyền toàn trị đối với quốc gia.
Cùng với sự trói buộc của ý thức hệ và sự tha hóa trong thời bình, sự lãnh đạo của Đảng mang tính độc quyền toàn trị như thế trên thực tế đã biến dạng thành sự cai trị, Đảng mới là nhà nước đích thực: Nhà nước đảng trị. Sự tha hóa này khiến Đảng với danh nghĩa là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động… trở thành đảng thống trị.
Đừng bỏ lỡ cơ hội xây dựng Hiến pháp mới

Hà Nội, ngày 09-03-2013
Nguyễn Trung


I



          Hiến pháp 1992 được sửa đổi năm 2001 (xin gọi tắt là HP cũ) có 147 điều.  Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (xin gọi tắt là Dự thảo) do Quốc hội đưa ra cho cả nước thảo luận đã sửa đổi và bổ sung, viết lại thành 124 điều. Có tới khoảng 140/147 điều của HP cũ đã được Dự thảo sửa đổi. Tổng cộng Dự thảo đã đưa ra khoảng 150 chỗ sửa đổi, bổ sung hay viết lại. Riêng việc phân loại để đếm cho thật chính xác số lượng các chỗ sửa đổi, bổ sung hay viết lại này đã rất khó khăn. Bởi vì có những điều của HP được sửa lại 2 hay 3 chỗ ngay trong một điều; mặt khác có một số điều của HP được gộp lại làm một thì không biết nên tính là một hay nhiều chỗ được sửa đổi? Vân vân...
Hà Nội, 16-05-2013

Đừng xuyên tạc lịch sử để đưa
những điều sai trái vào Dự thảo Hiến pháp sửa đổi


Nguyễn Trung

          Toàn bộ quá trình đưa Dự thảo Hiến pháp sửa đổi ra thảo luận trong cả  nước cho đến nay vẫn thiếu vắng hẳn những cuộc thảo luận công khai, xây dựng theo tinh thần đoàn kết và hòa hợp dân tộc mọi ý kiến khác nhau của các tầng lớp nhân dân. Thay vào đó là cách làm rất hình thức, phô trương, vô cùng tốn kém.

Trên mọi phương tiện truyền thông của “lề phải” và trong không biết bao nhiêu cuộc nói chuyện ở cấp cơ sở khắp cả nước, các dư luận viên liên tiếp một chiều các bài nói, bài viết, các phát ngôn.., nội dung cùng một giọng điệu gần giống như được gỡ ra hoặc được “tua” lại từ các băng ghi âm – nghĩa là giáo điều, không lý lẽ, áp đặt, không có sức sống, na ná giống nhau…  
Hà Nội, 13-01-2013

Việt Nam cần một Hiến pháp như thế nào
cho hiện tại, những thập kỷ tới,và xa hơn

Một vài suy nghĩ nhân dịp bàn về sửa đổi Hiến pháp 1992

Nguyễn Trung

I
Hiến pháp: Mối quan hệ “chủ - tớ”

Trong một nhà nước của dân, do dân, vì dân mọi quyền lực quốc gia đều thuộc về nhân dân.
Hiến pháp là bản giao kèo giữa nhân dân và hệ thống nhà nước do nhân dân lập ra. Trong giao kèo này, nhân dân giao cho nhà nước thay mặt nhân dân những quyền, và ủy thác cho nhà nước làm những việc được làm, để quản lý đất nước mọi mặt. Với tính chất giao kèo – nghĩa là có sự ràng buộc lẫn nhau như vậy, nhân dân là người đi thuê – vai trò người chủ, nhà nước là người được nhân dân thuê – vai trò đầy tớ, nhất là với nghĩa tớ không bao giờ có quyền ban phát cho chủ điều này điều nọ.
          Vì được nhân dân ủy thác thực thi những quyền của dân, và được nhân dân giao cho làm những việc được làm, Hiến pháp do đó có quyền lực tối thượng trong quốc gia và có tính ràng buộc đối với bộ máy nhà nước và mọi công dân. [1]Trong một nhà nước pháp quyền như thế, mọi cá nhân, tổ chức, đoàn thể hay đảng phái chính trị… không được phép đứng trên hay đứng ngoài Hiến pháp.
Hà Nội, 20-01-2013

Hiến pháp -
và những bất cập của Dự thảo sửa đổi


Nguyễn Trung

Đọc dự thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (sau đây gọi là Dự thảo) do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố, cảm nghĩ của tôi là Dự thảo tuy có bổ sung một số sửa đổi mới, song về tổng thể vẫn giữ nguyên trạng Hiến pháp 1992, không đáp ứng được chính những đòi hỏi dẫn đến yêu cầu phải sửa đổi Hiến pháp lần này.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

VSI 
Vài ý về sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Nguyễn Trung


 Ghi lại phát biểu trong cuộc họp bàn về sửa đổi Hiến pháp ngày 24-03-2012
 của viện Những Vấn Đề Phát Triển (VIDS),  Hanoi , 
có bổ sung để làm rõ thêm một số vấn đề mà thời gian trình bày có hạn, chưa đề cập đến được. 
                                                                   

Xin cảm ơn VIDS cho tôi cơ hội nói lên vài suy nghĩ trong buổi thảo luận hôm nay về đề tài quan trọng này. Sửa đổi Hiến pháp là việc hệ trọng của một quốc gia. Tôi không hiểu nhiều về Luật, chỉ xin có vài ý kiến về vấn đề này từ góc độ một công dân đảng viên, mà những điều tôi sẽ trình bày liên quan mật thiết đến Đảng. Xin nói rõ ra như thế, vì tất cả chúng ta ngồi đây đều là công dân đảng viên già, từ lâu đã đứng sang bên lề cuộc sống. 

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN về sửa đổi Hiến pháp

Hà Nội ngày 19-02-2013

Kính gửi
- Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
- Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
- Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam