Hiển thị các bài đăng có nhãn Đổi mới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đổi mới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Bàn về Vốn xã hội

Nguyễn Trung
Hà Nội, tháng 4 -2006


          Vốn xã hội đang trở thành một vấn đề ngày càng được quan tâm ở nước ta, đặc biêt là để huy động và phát huy tốt hơn nữa mọi nguồn lực của đất nước cho sự nghiệp xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là điều đáng mừng.

Trước khi bàn, xin khoanh lại: Vốn được hiểu là những gì đã có sẵn, ở trong quỹ, trong kho hay ở đâu đấy... - được tích lũy hay tạo nên từ sự vận động nào đó trong một quá trình, thiếu đặc tính có sẵn này (instantiated) thì không thể gọi là vốn. Trong phạm vi bài này, khái niệm vốn liên quan chủ yếu đến câu chuyện kinh tế - xã hội.
  Tham nhũng - tiếp cận từ phía hệ thống

Hà Nội, tháng 7 - 2006


Nguyễn Trung


          Chống tham nhũng đang là vấn đề cả nước bức xúc, cả nước đều quyết tâm chống – trừ những kẻ có điều kiện thực hiện tham nhũng. Câu chuyện thời sự hơn là chống như thế nào?

          Góp phần tìm câu trả lời, bài viết này xin đi vào hai vấn đề chính:

-         Đánh giá tình trạng tham nhũng ở nước ta.
-         Chống như thế nào?

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Sự lựa chọn nào dành cho Việt Nam đây?
(Ghi lại tâm sự với người bạn già chí cốt)

Nguyễn Trung


Hỏi: Cái thế giới này xoay như chong chóng, cứ theo gió lúc ngược, lúc xuôi, chẳng biết đằng nào mà lần, theo anh làm sao bây giờ? 
Trả lời: Anh không bắt thế giới ngừng xoay được, lại càng không thể bắt nó xoay theo ý mình. Vậy chỉ còn một cách: Tạo ra được cái nhìn xác thực sự vận động không ngừng của địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu luôn luôn như một đòi hỏi tất yếu.  Để không thụ động rơi vào nguy cơ, không bị lạc lõng trên trường quốc tế, và đặc biệt quan trọng là để tìm ra khả năng biến nguy cơ hoặc thách thức thành thời cơ, nhất thiết phải hiểu rõ từng giai đoạn vận động của thế giới. 
Vượt lên nỗi sợ
(Viết theo những tài liệu và thông tin sưu tầm được)
Nguyễn Trung



Chú giải:

“Hòa bình trên thế giới không thể chia cắt được. Bất kỳ ở đâu  nếu các thế lực  tiêu cực mạnh hơn lực lượng tích cực, tất cả chúng ta đều bị đe dọa. Sẽ có câu hỏi: Liệu có thể loại bỏ hết các thế lực tiêu cực được không? Câu trả lời đơn giản là “Không!” Vì bản chất con người bao hàm cả 2 thành tố tiêu cực và tích cực. Tuy nhiên con người hoàn toàn có khả năng phấn đấu để tăng cường cái tích cực và giảm thiểu hay vô hiệu hóa cái tiêu cực…. Cho dù chúng ta không thể giành được hòa bình hoàn hảo trên trái đất này, nhưng đấy là mục tiêu chúng ta phải luôn luôn hướng tới… Những nỗ lực của chúng ta cùng nhau giành lấy hòa bình sẽ đoàn kết từng con người chúng ta và tất cả các quốc gia trong sự tin cậy lẫn nhau và trong tình hữu nghị, và điều này sẽ làm cho cộng đồng nhân loại của chúng ta an toàn hơn tốt đẹp hơn…”

Trong diễn văn đọc ngày 16-06-2012 tại Hội đồng giải thưởng Nobel,  Oslo, Na-uy, Bà Aung San Suu Kyi đã phát biểu như vậy. Đấy cũng là bài diễn văn đầu tiên của Bà với tính cách là người tự do và là lãnh tụ của Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ ở Myanmar trước cộng đồng thế giới sau hơn 20 năm bị giam tại nhà riêng. Ý chí đấu tranh bất khuất của Bà cho hòa bình, tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân Myanmar cũng như cho hòa giải dân tộc vì sự phát triển phồn vinh của quốc gia này, là một cống hiến quan trọng đã góp phần vào việc tạo ra bước ngoặt phát triển được cộng đồng thế giới nhiệt liệt hoan nghênh của Myanmar ngày nay.

Để chia sẻ với bạn đọc đôi điều về nhân vật trọng yếu này của Myanmar, nhân dịp này xin đăng lại bài “Vượt lên nỗi sợ” được viết tháng 1-2012 và đã được đăng trong Văn hóa Phật giáo số mùa hạ 2012, TPHCM.

Xin trân trọng giới thiệu.

 Hiền tài là nguyên khí quốc gia
Vì sao không sử dụng được người tài?


Nguyễn Trung
Hà Nội, tháng 07-2011


Mục lục:

I. Tầm vóc câu hỏi đặt ra…………………………………..tr. 2
I.1. Thực trạng đất nước hiện nay……………………………….tr. 2
      - Bức tranh tổng thể ….……………………………………...tr. 9
      - Kết luận về tham nhũng.…………………………………...tr. 9
      - Hòa giải hòa hợp đoàn kết dân tộc là điều kiện tiên quyết...tr. 9
      - Về tham nhũng……………………………………………..tr. 10
I. 2. Đất nước ta đang đứng trước một bước ngoặt quyết định….tr.10
1.2.1. Đứng cạnh Trung Quốc đang ngoi lên siêu cường……......tr.10
I.2.2. Đòi hỏi duy tân đất nước……………………………….......tr.11

II. Đánh vật với câu hỏi “Vì sao?”: Một chế độ chính trị đồng nghĩa với quốc gia………………………………………...tr.15
Suy luận rút ra…………………………………………………...tr. 20

III. Tìm hiểu một số vấn đề hóc búa…………………………...tr. 21
         
III.1. Cơ chế “đảng hóa” ngày nay và hệ lụy…………………...tr. 21
III.2. Lối ra: Đảng phải thôi làm vua……………………………tr. 26
III.3.: Ngọn cờ dân tộc dân chủ…………………………………tr. 29
III.4.: Dân chủ - điều kiện tiên quyết của hòa giải hòa hợp
          đoàn kết dân tộc………………………………………… tr. 30

Ba thách thức đương đại -  thay cho kết luận…………………tr. 32

Tài liệu tham khảo……………………………………………...tr. 34
1

Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21

Kính dâng Tổ quốc nhân dịp 1000 năm Thăng Long
Nguyễn Trung
(Như tên gọi của nó, bài viết này chỉ tập trung nêu lên những vấn đề
chính Việt Nam sẽ phải đối mặt, phải giải quyết trong thập kỷ thứ hai
của thế kỷ này. Với suy nghĩ cho rằng làm rõ được những vấn đề đặt ra
là việc phải làm trước khi suy nghĩ về các giải pháp. Vì vậy bài viết này
không đề cập tới, mà xin dành việc bàn về các giải pháp cho các dịp
khác. Với tất cả tinh thần trách nhiệm của mình, người viết bài này đưa
ra cách nhìn riêng về một số vấn đề, để ai quan tâm thì tham khảo. Hiểu
biết và điều kiện làm việc rất giới hạn, nên những ý kiến trong bài chắc
chắn có nhiều thiếu sót, mong được bổ khuyết.)
Định vị Việt Nam trong thế giới của thập kỷ mới
Vietsciences- Nguyễn Trung                  05/01/2010


Việt Nam bước vào thập kỷ mới của thế kỷ 21 đúng vào lúc thế giới đang có những thay đổi bước ngoặt. Định vị Việt Nam trong thế giới ấy, nhận diện những thách thức nội tại để tìm hướng bứt phá phát triển sẽ được bàn luận trong loạt bài của Nguyễn Trung
LTS: Đánh giá một cách toàn diện cục diện thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam liên quan đến con đường phát triển, ứng xử đối ngoại... là câu chuyện có tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước. Không tham vọng giải quyết trọn vẹn bài toán này, song loạt bài của Nguyễn Trung hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả một góc nhìn, một tư liệu cần tham khảo.
Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mời độc giả cùng tranh luận.
Phần 1: Nhận diện thế giới mới
Thứ năm, ngày 31 tháng 12 năm 2009 | 23:49 (GMT+7)
http://community.tuanvietnam.net/assets/advertisement/banner1.gif
http://community.tuanvietnam.net/assets/advertisement/banner3.gif
10354
229
/2009-12-27-xay-che-do-chinh-tri-dong-nghia-voi-to-quoc-
Xây chế độ chính trị đồng nghĩa với Tổ quốc
http://community.tuanvietnam.net/2009-12-27-xay-che-do-chinh tri-dong-nghia-voi-to-quoc-?print=1 


Tác giả: Nguyễn Trung
Bài đã được xuất bản.: 11 giờ trước
Chế độ chính trị của đất nước phải như thế nào để người dân gắn kết sống chết với nó bằng tất cả nhiệt huyết yêu nước của mình. Xây dựng một chế độ chính trị đồng nghĩa với tổ quốc là điều nhất thiết phải hướng tới.
Định vị Việt Nam trong thế giới của thập kỷ mới
Vietsciences- Nguyễn Trung                  05/01/2010


Việt Nam bước vào thập kỷ mới của thế kỷ 21 đúng vào lúc thế giới đang có những thay đổi bước ngoặt. Định vị Việt Nam trong thế giới ấy, nhận diện những thách thức nội tại để tìm hướng bứt phá phát triển sẽ được bàn luận trong loạt bài của Nguyễn Trung
LTS: Đánh giá một cách toàn diện cục diện thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam liên quan đến con đường phát triển, ứng xử đối ngoại... là câu chuyện có tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước. Không tham vọng giải quyết trọn vẹn bài toán này, song loạt bài của Nguyễn Trung hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả một góc nhìn, một tư liệu cần tham khảo.
Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mời độc giả cùng tranh luận.
Thứ ba, ngày 29 tháng 12 năm 2009 | 10:09 (GMT+7)

10338
229
/2009-12-25-viet-nam-nen-dong-vai-nao-trong-the-gioi-moi-
Việt Nam nên đóng vai nào trong thế giới mới?


Tác giả: Nguyễn Trung
Bài đã được xuất bản.: 29/12/2009 07:00 GMT+7
Điều chắc chắn là Trung Quốc cần thế giới nếu không hơn thì cũng không kém các cường quốc khác. Vì thế, Việt Nam nên có một vai trong cái thế giới mà Trung Quốc cần ấy.
LTS: Trong phần trước, nhà nghiên cứu, nguyên Đại sứ Nguyễn Trung phân tích những thay đổi lớn định hình diện mạo thế giới thập kỷ mới: siêu cường Mỹ suy yếu và Trung Quốc trên đường trở thành siêu cường.
Ở phần này, tác giả sẽ bàn tiếp về ứng xử đối ngoại cần có của Việt Nam, trong đó phân tích sâu vào quan hệ  Việt - Trung mà theo ông sẽ là vấn đề đối ngoại quan trọng nhất và khó xử lý nhất đối với nước ta trong thập kỷ tới.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, trong đó có những vấn đề cần được tiếp tục tranh luận và làm sáng tỏ thêm. Mời độc giả cùng tranh luận.

Xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh hay giầu quyền lực?

Nguyễn Trung


Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 13-08-2009 đã công bố kết quả giám sát về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Nhận xét chung nhất được Đoàn nêu ra là: Dù tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận những năm qua của các tập đoàn, tổng công ty tương đối cao, nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với vốn liếng có trong tay. Đồng thời Đoàn cũng cho rằng  cơ chế hiện hành có không ít bất cập, trở ngại cho sự lớn mạnh của các tập đoàn, tổng công ty.
 Vài suy nghĩ về Quyết định 97
Nguyễn Trung


Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09-06-2000 nhằm khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ của nước ta để đảy mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực hiện Luật này, Ngày 24-07-2009 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định của số 97, sẽ có hiệu lực từ 15-09-2009, nhằm quy định danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, gọi tắt là các tổ chức khoa học và công nghệ. 

QĐ 97 có ba (3) nội dung chính:

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Không th tiếp tc "sng lm" vào tương lai 

04/11/2008 09:12 (GMT + 7) 20 người chết, thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng.. những thiệt hại về người và của trong cả nước qua trận mưa kéo dài trên diện rộng lần này còn lớn hơn thế nhiều. Ngoài thiên tai, trong các tổn thất xảy ra hôm nay có nguyên nhân chúng ta hôm qua đã sống lẹm vào hôm nay, quên mất việc sống hôm nay phải nghĩ đến ngày mai.

"Chàng trai 22 tui không th sng trong qun áo thiếu niên" 31/10/2008 10:11 (GMT + 7) Sự giảm sụt thứ hạng cạnh tranh nói lên cái ngưỡng không thể vượt qua được của một phương thức phát triển kinh tế theo chiều rộng Việt Nam đã theo đuổi trong suốt 22 năm Đổi mới. Đã đến lúc Việt Nam cần chuyển giai đoạn nếu không muốn tụt hậu - Nguyễn Trung nói.
Trên diễn đàn Quốc hội, những vấn đề kinh tế nóng bỏng đang được các đại biểu mổ xẻ, phân tích để chung tay cùng với Chính phủ đưa kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển sau "bão". Chuyên gia Nguyễn Trung chia sẻ góc nhìn của ông về tình hình kinh tế Việt Nam và những vấn đề cần được đặt ra và giải quyết thấu đáo.
http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/69/2008/10/TVN-NgTrung-1.jpg
Chuyên gia Nguyễn Trung. Ảnh VNN
Đến lúc phải đụng vào "gốc" của lạm phát

Đổi mới

Ci cách tp đoàn nhà nước và mt ch "Dám"

10/09/2008 10:00 (GMT + 7)
Đòi hỏi nóng bỏng lúc này là mổ xẻ thực trạng các tập đoàn kinh tế (TĐKT) quốc doanh và các tổng cty để chống lạm phát hữu hiệu, đề ra những quyết định đưa hoạt động của nhóm này vào sự quản lý theo luật công khai minh bạch, cắt bỏ mọi “quan hệ” đang phát sinh và mọi “bao cấp"... Mọi việc phải bắt đầu bằng một chữ Dám.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Chuyên đề nghiên cứu được giao
Dân chủ - Đoàn kết – Đồng thuận xã hội

Quan điểm và những giải pháp cơ bản nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân để thực hành tốt hơn vấn đề dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội trong giai đoạn hiện nay

Người thực hiện: Nguyễn Trung

Hà Nội tháng 9-2008.


Xác định mục tiêu của chuyên đề:
Trọng tâm của đề tài là làm rõ những quan điểm cơ bảnnhững giải pháp cho việc nâng cao nhận thức của công dân  cho thực hành tốt hơn vấn đề dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, chuyên đề này mang tính thực tiễn và thực hành là chủ yếu, phần nội dung mang tính hàn lâm hay học thuật chỉ giới hạn trong phạm vi đủ làm cơ sở cho những quan điểm và giải pháp được nêu ra.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Bản thảo 8

Đảng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước

Góp ý về đổi mới Đảng

(Bài viết phục vụ nhóm nghiên cứu về "Đổi mới xây dựng Đảng"
Nguyễn Trung

Hà Nội, Tết Mậu Tý
Sửa lại xong tháng 10 - 2008.


Nội dung

I.                  Những vấn đề cuộc sống đặt ra
I.1. Nhìn vào trong nước
I.2. Nhìn ra thế giới

II.               Ngăn chặn xảy ra mâu thuẫn lớn nhất  

III.           Đổi mới Đảng về đường lối cần bắt đầu từ
nhận thức những nhiệm vụ lớn phía trước
*Về nhiệm vụ 1: Chiến lược phát triển kinh tế
*Về nhiệm vụ 2: Xây dựng thể chế kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự
*Về nhiệm vụ 3: Xây dựng đường lối đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước
*Về nhiệm vụ số 4: Phát triển nền giáo dục tiên tiến
*Về nhiệm vụ số 5: Đổi mới xây dựng Đảng

Kết luận

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Một nhiệm kỳ không đủ cải cách giáo dục

09:45' 08/01/2008 (GMT+7)
(VietNamNet) - Bàn về câu chuyện cải cách giáo dục, tác giả Nguyễn Trung khẳng định không có chuyện đánh nhanh thắng nhanh, càng không có chuyện cải cách giáo dục là công việc của nhiệm kỳ này, mà nó phải là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài vì "đất nước không có nhiệm kỳ".
VietNamNet giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Trung về những trăn trở của giáo dục VN trong năm 2008. (Tựa bài và tiêu đề phụ do VietNamNet đặt).

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Trấn áp chỉ đưa chế độ đi tới sụp đổ!

Nguyễn Trung


                Ông Hồ Ngọc Nhuận coi cách thức tiến hành vụ xử án Nguyễn Phương Uyên – Đinh Nguyên Kha ở Long An là một việc làm ô nhục. Luật sư Lê Hiếu Đằng coi bản án dành cho vụ này thể hiện xu hướng phát xít hóa của chế độ. Trong vòng chưa đầy 24 giờ hàng nghìn người có lương tri sống ở trong nước và ở nước ngoài đã ký tên vào Lời kêu gọi ngày 20-05-2013, nội dung: phản đối bản án đánh vào lòng yêu nước của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, và đòi trả lại tự do cho họ ngay tức khắc. Dư luận tiến bộ trên thế giới bầy tỏ sự bất bình về bản án, đồng thời cảnh báo việc xử án như vậy cho thấy sự vi phạm ngày càng nghiêm trọng Công ước về Quyền con người mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia.